CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC HÀ VŨ! Công ty được thành lập với tôn chỉ: “Tất cà vì tương lai con em chúng ta”

 [tintuc]

Rể trăn
kho truyên cổ tích việt nam

(Rể trănXưa, có một bà sinh được ba người con gái. Một hôm bà đi bắt cá ngoài đồng, giữa lúc đang mò cá, bỗng có một con trăn bò đến quấn vào chân bà. Bà sợ hãi kêu lên, trăn nói:


- Nếu bà muốn tôi thả ra thì phải gả cho tôi một trong ba đứa con gái của bà. Nếu không tôi sẽ cắn chết. 

Khi ấy có một người đi ngang qua, bà nhắn về gọi giúp ba đứa con gái ra cứu mình. 

Một lúc sau thì ba người con gái đến. Bà gọi đứa con gái đầu lại gần, và nói rằng:

- Cả ơi, trăn quấn chân mẹ, con hãy thuận lòng lấy trăn để nó thả mẹ ra, nếu không trăn sẽ cắn chết mẹ.

Con gái cả nhìn thấy con trăn to tướng thì sợ chết khiếp, nghe mẹ nói vậy bèn vội vàng trả lời:

- Làm gì lại có chuyện người lại lấy trăn, con sợ lắm, con không ưng đâu.

Bà mẹ lại gọi đứa con thứ hai mà than rằng:

- Thứ ơi, mẹ bị trăn quấn chặt vào chân đau lắm, con bằng lòng lấy trăn để mẹ được thả ra đi con, nếu không mẹ chết mất. 

Đứa con thứ hai cũng trả lời nhừ đứa con gái đầu.
Rể trăn

Cô út thấy hai chị đều một mực từ chối, mà lòng thì rất mực thương mẹ, nàng bèn nói với trăn rằng:

- Trăn ơi, hãy buông thả mẹ tôi ra, tôi sẽ bằng lòng lấy anh.

Nghe nói vậy, trăn liền buông chân bà mẹ ra.

Đêm đó, người chị cả rình xem việc gì sẽ xảy ra giữa trăn và em mình. Nàng rất đỗi ngạc nhiên thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú ở trong phòng và đang nói chuyện với em gái út chứ không thấy trăn đâu cả.

Sáng hôm sau nàng cả đem chuyện đó kể cho mẹ nghe, và xin mẹ đi hỏi một con trăn về cho nàng. Vài hôm sau, có một con trăn to bò vào phòng của cô gái lớn. Nửa đêm hôm đó bỗng cô gái kêu lên:

- Mẹ ơi, con sắp chết, trăn đã nuốt đến lưng con rồi, cứu con với mẹ ơi!

Không biết rằng trăn có thể nuốt được người, bà mẹ lại khuyên con rằng:

- Cố chịu đi con, rồi con sẽ được chồng đẹp trai, giàu sang hơn người. 

Sáng hôm sau, bà mẹ không thấy co gái lớn thức dậy bèn sinh nghi. Bà mở cửa nhình vào thì thấy một con trăn nằm dài, bụng trương phình. Bà khóc than, kể lể. Lúc bấy giờ chàng rể cô út biết là đã có chuyện chẳng lành, bèn lấy dao một bụng con trăn, lôi chị cả ra, rồi chạy tìm thuốc cứu sống chị.

Truyện: Rể trăn - kho truyên cổ tích việt nam

[/tintuc]

 [tintuc]

Chó Thần

Ngày xưa, ở một phủ nọ miền thượng du, có vị lão quan họ Lê được dân chúng kính yêu như cha già, vì trong bao nhiêu năm cai trị vùng này, cụ đối xử với dân như con cháu trong nhà, không một việc oan ức nào mà chẳng được cụ xét đến.


Vị tri phủ già họ Lê có một con chó rất khôn ngoan, được cụ thương mến như con. Việc quan xong, mỗi đêm cụ nằm ngủ trên sập hút thuốc phiện, con vật trung thành nằm cạnh dưới chân, ngước nhìn chủ đầy vẻ trìu mến, đôi mắt thông minh ý nghĩa tưởng chừng như không là của loài bốn chân. Thỉnh thoảng ông quan già ngừng tay vuốt ve con vật thân yêu rồi bốn mắt nhìn nhau như trao đổi cảm tình không phải nói ra thành lời.

Một đêm, vị lão quan nằm luôn ở sập không dậy nữa. Dân chúng trong vùng thương tiếc khóc đưa không khác nào cha chết. Chôn xong, mọi người ra về, trên ngôi mả mới, con chó trung thành còn nán lại rên rỉ, ứa nước mắt, từng lúc kêu lên áo não.
cho-than

Người con trai cụ Lê là cậu cả Tông, bấy lâu nhờ sự dạy bảo của cha học hành xuất sắc, được bổ nhậm nối nghiệp người đã khuất. Song Lê Tông tính nết lại khác hẳn cụ phủ, trong việc cai trị thường tỏ ra khắc nghiệt, tham lam, tàn bạo. Đối với cụ phủ Lê trước kia, dân có cảm tình bao nhiêu, thì ngày nay đối với cậu cả Tông, họ lại oán ghét bấy nhiêu.

Cả Tông chỉ bắt chước cha ở một điểm là hút thuốc phiện, hút ngay tối hôm hạ huyệt cụ phủ Lê. Dân chúng phải lo cung cấp đủ số thuốc phiện cho vị tân quan, và lỡ người nào đem nộp thứ thuốc không được ngon là bị nọc ra đánh ngay trước phủ đường.

Một đêm Tông hút nhiều hơn lệ thường, đang nằm mơ màng bên ngọn đèn dầu lạc, bỗng nghe có tiếng động nhẹ rồi thấy con chó nhảy lên sập gụ, nằm dài phía dưới mâm đèn á phiện. Tông muốn quát lên đuổi nó đi, song đã quá say, chỉ lầm bầm mấy tiếng: "Cút đi, đồ khốn kiếp"!

Đôi mắt thông minh của con vật chăm chú nhìn lại khiến Tông khó chịu, ấp úng: "Đồ khốn kiếp"! Rồi im bặt, kinh ngạc, hoảng sợ khi thấy con chó lên tiếng: "Sao cậu lại rủa tôi, đuổi tôi đi? Tôi làm gì hại cho cậu"?

Qua phút hãi hùng, Tông trấn tĩnh lại, nhận thấy sự buồn cười nghe con chó biết nói, mới bảo nó: "Này, mày là loài chó, làm sao biết nói được thế kia"? Rồi Tông không nhịn được cười sặc sụa lên một hồi. Con chó lại nói: "Cậu lầm rồi, cậu tưởng tôi chỉ là chó, thật ra tôi chính là thần".

- Thần! Thần... chó!

Tông muốn cười phá lên, song đã say đờ đẫn, nên chỉ mở hé hai mắt cười gằn.

- Cậu không tin lời tôi nói à?

Tông lại cười rồi đáp:

- Tao không tin thần thánh gì cả.

- Rồi một ngày kia cậu bắt buộc phải tin, mà ngày đó cũng không xa đâu.

- Ngày đó mà có, là bao giờ mày làm được cho tao thôi chức quan lớn, đóng khố trong rừng đi xin ăn.

Con chó không trả lời ngay, cậu cả Tông không để ý đến nữa, tiếp tục nướng thuốc hút. Trong khi cả Tông ro ro kéo thuốc phiện, con chó lên tiếng kể lại bao nhiêu tội lỗi của con chủ rồi trách: "Cậu hãy nên hối cải đi, theo gương của cụ ngày trước, kẻo tủi cho vong linh người đã khuất". Tông chán nghe con vật khuyên răn, nhấc đầu lên bảo: "Tao đã chán tai nghe mày nói rồi, thôi mày đi đi". Giọng con chó trở nên nghiêm nghị: "Cậu đã muốn thế thì mặc cậu. Tôi đi đây, song chẳng mấy chốc đâu cậu lại phải gặp tôi. Cậu hãy nhớ lấy những lời cậu vừa nói: "Bao giờ thôi chức quan lớn, đóng khố trong rừng đi ăn xin". Nói xong con chó nhảy xuống đất.

Tông ngủ thiếp đi, chập chờn trong ác mộng, đến lúc tỉnh dậy, đầu óc căng lên như búa bổ. Viên quan trẻ tuổi càng ngày càng gắt gao, nha lại được lệnh bắt bớ đòi ăn hối lộ người giàu, hành hạ đánh đập dân nghèo. Con chó không thấy trở lại nữa, Tông cũng quên hẳn đêm gặp gỡ con vật trong thành của cha già.

Một buổi chiều trời giông, mây đen vần vũ, có một sứ giả cùng một toán lính đến trước phủ đường. Người cầm đầu vừa xuống ngựa, ra lệnh báo tin cho quan phủ hay. Quan phủ Tông thường ngày vẫn cấm quân hầu không được đánh thức trong lúc mình đang giấc, nên người nhà chần chờ không dám gọi. Khách lạ lớn tiếng ra lệnh một lần nữa, tên lính hầu cận mới rón rén vào phòng quan phủ run sợ, tâu bẩm. Phủ Tông đang ngái ngủ gắt mắng ầm ỹ lên, nhưng đến khi nghe thấy tiếng khách, liền vội vã phóc dậy khoác áo ra khúm núm tiếp đón. Vì khách kia chính là sứ giả của triều đình đến báo tin nhà vua sắp ngự qua đây nay mai.

Thế là những ngày sau đó, dân chúng sở tại phải khốn đốn trăm chiều, vì quan phủ cho thuộc hạ bắt buộc mọi người phải dẹp bỏ hết công việc để sửa soạn tưng bừng bày hương án trên đường đón tiếp hoàng đế. Nha lại lính tráng được dịp tha hồ làm tình, làm tội dân, hạch xách, quấy nhiễu đủ điều. Lính phủ phải ê tay vì đánh đập, thúc hối dân làm việc quan.

Tới ngày vua ngự đến, phủ Tông vận trào phục lộng lẫy, ngồi cáng che lọng có lính hầu khiêng đi nghênh đón. Khi thấy bóng kiệu nhà vua xa xa, phủ Tông đã xuống cáng, vòng tay đứng chờ cạnh hương án khói trầm nghi ngút. Bỗng từ bụi cây bên đường một con chó phóng ra, chồm lên người phủ Tông mà cắn xé rách nát cả triều phục. Lính hầu hốt hoảng không kịp ra tay, con chó đã chạy mất biến.

Phủ Tông chưa kịp hoàn hồn thì xa giá đã đến. Trông thấy viên phủ áo quần tả tơi, gần như trần truồng, vua nổi giận đùng đùng, xuống lệnh nghiêm trị tức khắc viên quan phạm thượng, dám tiếp đón hoàng đế một cách khiếm lễ, khi quân như vậy.

Phủ Tông rập đầu van lạy kêu ca về tai nạn bất ngờ vừa xảy ra, song chẳng được đoái hoài đến. Nhà vua đã hay biết lối trị dân độc ác của viên phủ tham ô, bèn nhân dịp này mà ra oai thiên tử. Vị quan cận thần được lệnh vua truyền lột hết chức của Tông, giáng làm thường dân và xử trảm ngay tại trước phủ đường về tội khi quân.

Tông bị trói chặt dẫn về đến trước dinh phủ, đã biến thành pháp trường. Trong khi đao phủ đang sửa soạn, một bô lão sở tại đến xin ra mắt vua, tâu xin nhà vua nên nghĩ đến vong linh vị lão quan hiền đức họ Lê thân sinh ra Tông mà tha tội chết cho đứa con bất hạnh. Vua chuẩn y lời thỉnh cầu thành khẩn. Tông thoát chết, lạy tạ nhà vua, lầm lũi kiếm đường lẩn tránh mọi người.

Tông men vào rừng gần đấy, vừa đi vừa chạy, cho đến khi khuất hẳn giữa ngàn cây, không còn thấy bóng người nào, mới vật mình xuống chân một gốc cây mà khóc mùi, hận tủi, nhục nhã. Tông chua xót, mệt mỏi lịm người đi. Đến lúc bừng tỉnh, thấy trời đã xế chiều, trong bụng đói khát cồn cào, lồm cồm đứng lên, thất thểu tìm đến một giòng suối uống nước và kiếm trái cây rừng đỡ dạ. Tông quanh quất ở trong rừng ngày này sang ngày khác, ăn trái rừng, uống nước suối, tránh các lối mòn, sợ người trông thấy cảnh mình điêu vong. Đói lạnh, thú dữ, nhọc nhằn giữa rừng sâu, Tông cắn răng chịu đựng, không muốn trở lại với loài người, vì lòng kiêu hãnh đã bị tổn thương.

Một hôm, Tông đi đến một cánh rừng thưa, trông thấy một túp lều tồi tàn ở gần bờ suối. Sức người đã kiệt, bụng đói thèm cơm khiến Tông không còn giữ kiêu hãnh được nữa. Tông lê gót về phía túp lều, trông như là một chốn Cực Lạc đối với anh lúc bấy giờ. Trước khi đến cửa lều, thấy nước trong ở một con suối, Tông dừng là.i đưa hai tay vốc uống, và nước lên mặt cho tỉnh táo.

Tông kinh hoảng khi nhận thấy gương nước phản chiếu hình ảnh của mình: khuôn mặt hốc hác tiều tụy, thân hình sạm đen, da bọc lấy xương, áo quần tả tơi, bẩn thỉu. Anh đập tan gương nước, như muốn xóa đuổi hình ảnh ghê rợn của mình rồi toan cắm đầu chạy trốn, nhưng đã đuối sức, mất cả thẹn thuồng, lê người vào túp lều tranh.

Cánh cửa mở, Tông thấy hiện ra một người con gái trạc chừng mười lăm tuổi, áo quần nâu thô rách, nhưng trông rất dịu hiền, xinh đẹp. Cô gái thoạt tiên trông không khỏi kinh sợ khi thấy người lạ mặt, nhưng trông lại vẻ tiều tụy, gầy yếu của con người tuấn tú, không thể là kẻ trộm cướp được, nên yên lòng ngay. Một người đàn ông lực lưỡng bước tới sau lưng cô gái lên tiếng hỏi han.

Đấy là một gia đình tiều phu, sống ở ven rừng, lam lũ mà an vui với cuộc sống riêng biệt. Họ mời Tông vào nhà, gặp bữa mời cùng ăn. Chưa bao giờ Tông ăn được ngon miệng đến thế, và cơm đỏ trộn sắn dọn trong chén đá với muối vừng, cà muối, thức ăn thường ngày của nhà này, anh thấy quý trọng gấp bội các món cao lương mỹ vị bày ở đĩa sứ, chén bạc thời làm quan. Người tiều phu không khỏi mỉm cười thích thú khi thấy khách không chê bữa cơm đạm bạc, ăn hết bốn bát đầy có ngọn. Chủ nhà rót mời Tông một chén rượu rừng, anh uống vào tưởng chừng như đã nhấp tiên tửu, thấy cả cuộc đời cao sang vừa qua, chưa bao giờ được ăn uống ngon lành như vậy.

Sau đó Tông lễ phép hết lời cám ơn chủ nhà, rồi chào ra đi. Người tiều phu thấy Tông yếu mệt, bảo anh nghỉ lại đến mai hẵng đi.

Tối hôm ấy, Tông nằm ngủ trên một mảnh chiếu cũ, nhưng cảm thấy khoan khoái nhất đời. Sự nhọc nhằn, thiếu thốn dồn dập trong bao nhiêu hôm tụ lại thành một cơn sốt kịch liệt, sáng hôm sau Tông không gắng gượng ngồi dậy nổi. Trong liền mấy hôm, Tông mê man li bì, nhờ vợ người tiều phu đi kiếm thuốc lá ở rừng về sắc cho uống mới hạ dần cơn bệnh. Khi Tông đã bình phục, người tiều phu mới nói rằng: "Tôi không rõ là anh ở đâu đến, định đi đâu, nhưng nếu anh không chê nhà này, còn có chỗ đụt mưa tránh nắng hơn là lang thang ngoài trời thì mời anh ở lại đây với chúng tôi. Củi rừng không thiếu, miễn là anh chịu khó làm với chúng tôi".

Tông ngần ngại, ngẩng đầu lên bỗng gặp đôi mắt đen lánh, trong sáng của người con gái đang chăm chú nhìn mình, thắc mắc chờ đợi.

- Tôi ở lại.

Tông chỉ biết nói thế và từ hôm đó, anh bắt đầu chia xẻ đời sống của người tiều phu, những nặng nhọc và vui thú của gia đình nghèo hèn này. Chẳng bao lâu anh học được nhiều điều hay trong lúc đem sức cần lao ra để đổi lấy sự sống, mà suốt quãng đời nghiên bút, kinh sử anh đã không hề biết đến.

Ban ngày vào rừng đốn củi, tối lại Tông còn dạy cho người con gái học dưới ngọn đèn nhựa trám mờ khói. Anh không nề hà một sự khó nhọc nào để giúp đỡ chung quanh, vui vẻ nhận lấy sự tiến bộ mau chóng của cô học trò ngây thơ. Cô gái không dấu được thích thú mỗi lúc gần người trai lạ bí mật, chẳng hề nhắc nhở đến quá khứ, có khi thẫn thờ xa vắng tận đâu.

Hai năm êm đềm trôi qua, Tông hầu như quên hẳn con người quyền quý của mình ngày trước. Cô gái tiều phu bây giờ đã trở nên một thiếu nữ xinh đẹp mà lớp quần áo nâu sồng không làm giảm vẻ tươi sáng của tuổi dậy thì. Vẻ trong trẻo, đằm thắm của cô gái thuần phác đã biến đổi hẳn tính nết độc ác, ích kỷ, kiêu ngạo của Tông trước kia. Anh đã thành ra một người bình thường như mọi người, hàng ngày làm lụng vất vả, nhưng trong lòng êm ả, nhẹ nhàng. Tông bắt đầu hưởng hạnh phúc mà cả quãng đời nhung lụa ở phủ đường không được biết đến, là tình yêu.

Một hôm, Tông vừa hạ xong một thân cây lớn, đang vuốt mồ hôi trán, thì nghe co tiếng kêu rên ở gần, ngoảnh lại trông thấy một con chó đang ngước mắt nhìn anh một cách thảm thương. Con chó đã già lắm, gầy yếu, trông như sắp chết. Tông ngồi xuống đưa tay vuốt ve lên mình con vật, nó đưa mắt nhìn tỏ ý cám ơn. Sẵn mo cơm và cá khô gói theo ăn trưa, Tông lấy một phần cho nó. Con chó chỉ ăn một lúc là sạch nhẵn. Tông im lặng nhìn nó, bỗng sực nhớ lại hình ảnh của mình hai năm trước đây, cũng đến chốn này kiệt sức như con vật đáng thương hiện thời.

Khi Tông vác rìu trở về lều, con chó lẽo đẽo theo sau chân. Đêm đến, mọi người trong nhà lần lượt yên ngủ, Tông đang nằm thao thức, bỗng nghe có tiếng động nhẹ, đoán chừng là con chó đến nằm ở cạnh chân. Tông vỗ về con vật liếm tay mình, rồi trong đêm tối yên lặng bỗng nghe tiếng nó nói: "Anh không nhận ra tôi sao? Chính là tôi đã đưa anh đến đây mà! Anh có nhớ những lời mà anh đã nói với tôi là "nếu anh thôi chức quan lớn, đóng khố trong rừng đi ăn xin"?

Con chó im một lúc lâu rồi lại nói: "Bây giờ anah tin là có thần linh không"? Tông thầm đáp: "Ta tin ở mi và cầu xin vong hồn cha tha tội cho con".

- Anh có sẵn lòng nghe lời tôi không?

- Nói đi cho ta nghe.

* * *

Hôm sau, đã tối mịt rồi mà chưa thấy Tông trở về. Trọn đêm cũng không thấy đâu. Người con gái thao thức, đợi chờ, khóc thầm. Sáng tinh sương nàng đã cùng cha đi vào rưng, đến chỗ Tông thường đẵn củi, thấy bầu nước và rượu ở gốc cây. Nhìn lên lưng thân cây vừa lột một miếng vỏ lớn, nàng đọc thấy những chữ của Tông đã dùng lưỡi dao sắc cạnh ghi lại rằng: "Tông có việc phải đi, luôn luôn nhớ đến nàng và hẹn sẽ trở lạị"

Trong khi cô gái buồn rầu trở về túp lều giữa rừng thì Tông đã đi xa, theo sau con chó, cũng không tìm hỏi nó đưa mình đi đến đâu.

Tới một ngôi làng, vào buổi phiên chợ đông, con chó làm nhiều trò xảo thuật theo lời bảo của Tông, khiến nhiều người tò mò xúm lại xem, bỏ tiền ra thưởng. Các nhà buôn giàu có tranh nhau mời mọc thày trò con chó kỳ tài về nhà khoản đãi.

Từ làng này qua xã khác, từ huyện nọ đến tỉnh kia, Tông cùng con chó đi đến đâu cũng được thán phục, tặng quà biếu tiền. Hai thày trò sống một cách đầy đủ, phong lưu dọc theo đường gió bụi.

Từ mạn ngược về đường xuôi, người và vật đi, đi mãi. Cái túi vải đeo bên mình Tông đã bắt đầu rủng rỉnh tiền, và mỗi ngày một nặng thêm. Tông chưa hề hỏi con chó là rồi sẽ đi đến đâu. Con chó cũng không nói nữa, và trông cũng chẳng khác gì đồng loại nó, ngoài ra tài múa nhảy và sự thông minh tỏ ra hiểu biết lời nói của người ta.

Một buổi chiều vào lúc trâu bò về chuồng, Tông và con chó đi đến kinh thành. Qua cửa thành đô, Tông hồi tưởng lại năm nào mình vác lều chiếu đi thi, và ngày tên ghi bảng vàng, kết quả bao nhiêu năm khó nhọc dùi mài kinh sử.

Tại kinh đô chẳng mấy chốc tiếng tăm của thày trò Tông đồn đãi khắp mọi nhà. Ngoài các trò múa nhảy tài tình theo lời sai bảo của chủ, con chó còn làm cho mọi người kinh ngạc về sự nhận xét không bao giờ sai. Đàn ông hoặc đàn bà có vợ chồng hay chưa, con cái nhiều hay ít, làm chức nghiệp gì, bao nhiêu tuổi, giàu hay nghèo, con chó đều trả lời đích xác theo ước lệ đã định trước. Thiên hạ truyền miệng đi là chó thần, tiếng đồn đến tai vua. Vua cũng muốn biết qua tài diệu kỳ của con chó, thử xem lời đồn của bá tính có quá đáng chăng.

Có lệnh vua vời vào trước sân rồng để biểu diễn. Tông không khỏi làm cho vua ngạc nhiên thấy một kẻ thường dân ra mắt vua đúng với nghi lễ triều đình. Vua không nhận ra Tông là viên tri phủ đã bị thải hồi. Con chó bắt đầu múa nhảy, vua cười chảy cả nước mắt khi thấy nó chỉ đúng phẩm tước của bá quan theo từng hồi tiếng sủa. Trò cuối cùng là chó làm thơ. Tông xin giấy trắng trải lên sân rồng, buộc bút vào chân chó. Sau khi chấm bút lông vào nghiên mực, chó gật gù suy nghĩ rồi thảo luôn một bài luật thi dâng tặng vua. Chữ viết như rồng bay phượng múa, lời thơ trang nhã, bóng bảy khác thường.

Thị vệ dâng vua ngự lãm, vua sửng sốt thấy chưa có một thi sĩ hữu danh nào đương thời có thể làm được hay hơn bài thơ của con vật bốn chân kia. Trong lúc hào hứng, vua truyền cho Tông cùng con chó từ đây được ở luôn tại viện trong cung nội và được lương bổng nhà vua ban cho.

Tông hết lời cảm tạ ơn vua rồi tâu: "Bệ hạ chỉ mới thấy vài trò tiểu xảo đó thôi, con vật trung thành của thần còn biết được nhiều điều lạ hơn nữa". Thấy vua càng ngạc nhiên tò mò hơn nữa, Tông bèn thưa: "Nếu bệ hạ muốn chứng kiến thực hư, thần xin bệ hạ cho triệu họp đông đủ văn võ bá quan triều đình lại ở sân rồng".

Vua nóng lòng muốn xem trò mới lạ, liền chuẩn y ngay đề nghị của Tông và truyền cho khắp triều thần ngày mai phải có mặt. Tông lại xin được hội kiến riêng trong chốc lát với một mình vua trước khi bắt đầu trình diễn các trò phi thường. Lời yêu cầu tuy táo bạo song cũng được chấp thuận trong khi vua đang cao hứng.

Ngày mai lại, trước giờ vua lâm triều, bá quan văn võ tề tựu đông đủ trước sân rồng. Tông và con chó được đưa vào gặp riêng vua ở cấm điện. Vua ra lệnh cho thị vệ tả hữu lui ra, Tông mới thưa rằng: "Tâu bệ hạ, con chó của thần ngoài sự thông minh xuất chúng khác hẳn đồng loại nó, còn có kỳ tài đoán biết được những ý nghĩ thầm kín, những hành động bí mật của người ta mà ngỏ riêng cho thần hiểu, và lại có nhiều ý kiến khôn ngoan thần tình. Nếu bệ hạ cho phép, nó sẽ kể rõ về mỗi vị thượng quan ở triều phục vụ bệ hạ ra sao".

Vua nghe nói hết sức ngạc nhiên, hỏi Tông làm cách nào. Tông đáp: "Bệ hạ cho thị vệ xướng danh và chức phẩm của mỗi quan triều rồi cho phép con chó của thần được đến gần để nhận xét, đánh hơi từng vị, rồi sau đó, cho nó gặp riêng thần một lúc để thần được nghe báo cáo của nó mà tâu lại cùng bệ hạ".

Vua lâm triều, phán cho thi hành theo lời đề nghị của Tông. Con chó lần lượt đi qua trước các hàng thượng thư, quan lại triều đình, theo tiếng loa của thị vệ báo danh trước mỗi vị. Các quan bối rối thầm nghĩ là vua định bày trò đùa gì đây, khi thấy con chó dừng lại trước từng người, đứng trên hai chân sau, giương hai mắt ra nhìn xét, đưa mũi đánh hơi quần áo.

Sau đó, Tông và con chó được đưa vào một phòng riêng giữa bốn vách tường kín mít. Con chó nói qua cho Tông hay sự tình để tâu lại, rồi hai thày trò được đưa đến bệ kiến riêng vua.

Sau khi tâu lại những nhận xét của con chó về các quan, nhất nhất đều đúng với sự thực, Tông báo cho vua hay một sự khám phá quan trọng: "Tâu bệ hạ, hiện đang có một cuộc âm mưu tiếm vị, khuynh đảo bệ hạ cùng các quan trung thành với đương triều. Kẻ cầm đầu cuộc phản loạn này không ai khác hơn là quan thượng thư bộ Hình, người đã thọ lãnh ân tứ của bệ hạ nhiều hơn ai hết".

Vua lặng đi vì kinh ngạc, hãi hùng, Tông kể luôn danh sách của nội bọn mưu phản và kế hoạch của chúng đã trù liệu, rồi phục mình trước ngai vàng tâu rằng: "Thần cúi xin bệ hạ cho mật xét lại để xem thực trạng có đúng thế không. Nếu con chó của thần biết sai và thần tâu man để làm rộn đến bề trên, thì thần xin chịu tử hình về tội khi quân. Ví bằng đúng sự thực..."

Vua đang trầm ngâm suy nghĩ bỗng ngước đầu lên bảo: "Nếu sự thực quả như lời khanh tâu, trẫm sẽ không bao giờ quên công ơn thày trò khanh đâu. Bây giờ trẫm muốn cho khanh cùng con vật trung thành ở riêng một nơi tại cung cấm, không phải thiếu một thứ gì, đợi cho đến khi trẫm xét rõ lời khanh nói có đúng không".

Theo lệnh vua, Tông được đưa đến một cung riêng, có sẵn người hầu hạ và quân sĩ tuốt gươm trần canh gác bên ngoài. Ba hôm sau một vị cận thần đến mời Tông đi. Qua dẫy cung điện sơn son thếp vàng, Tông theo chân vị quan triều đi vào giữa chánh điện, trông thấy vua đang ngồi trầm tư trên ngai rồng. Tông toan quỳ xuống thi lễ thì vua đã bước xuống ngai đỡ dậy mà bảo rằng: "Trẫm cho phép khanh từ đây là thần dân duy nhất được miễn quỳ lạy trẫm, để ghi nhớ công khanh đã giúp trẫm giữ vẹn long thể và ngôi báu, giúp giang sơn khỏi nạn binh đao. Tất cả những lời khanh tâu đều được chứng nghiệp chính xác. Lũ loạn thần bị bắt đều đã thú tội. Chúng sẽ được xử theo phép nước".

Vua không dấu nổi kinh hoàng vừa khám phá ra âm mưu thí vua của đám gian thần, xúc động nói với Tông: "Trẫm không biết khanh là ai, ở đâu đến, nhưng từ đây trẫm muốn khanh ở bên mình trẫm, với chức Quốc Sư, tước quan nhất phẩm triều đình của trẫm ban cho khanh. Trẫm lại cho khanh được phép ra vào trong cung cấm, muốn gặp trẫm bất cứ lúc nào cũng được, và khanh chỉ ở dưới quyền của trẫm thôi".

Vua dành riêng cho Tông một dinh thự lớn, ban cho bao nhiều vàng bạc, châu báu, gấm vóc, và mỗi khi quyết định việc gì quan trọng cũng đều hỏi ý kiến vị quốc sư. Sống trong cảnh quyền thế, nhung lụa, Tông cũng không thấy gì là sung sướng, người ta không bao giờ thấy Tông cười. Một hôm, vua thân mật hỏi chuyện nguyên nhân sự buồn bã của vị Thượng Khanh, Tông mới thành thật tâu rằng mặc dầu được hưởng bao nhiêu đặc ân của vua ban cho, không bao giờ tông thấy lòng vui thú giữa chốn cung vàng điện ngọc, và xin phép vua được trở về quê nhà thăm phần mộ cha già. Vua không muốn rời xa ân nhân, song cũng đành phải nghe theo lời thỉnh cầu của Tông.

Mấy hôm sau, trên đường về quê, Tông không còn phải là kẻ dắt chó làm trò nữa, mà oai vệ ngồi trên con tuấn mã vua ban cho, đi giữa đoàn lính tráng cờ lọng uy nghi theo hầu. Về đến đầu làng, chỗ ba năm trước đây Tông quỳ rước vua bị con chó cắn xé áo mũ gây ra bao nhiêu nông nỗi, Tông xúc động xuống ngựa bảo đoàn tùy tùng dừng lại. Anh đi lại tảng đá bên đường, ngồi ôm đầu suy nghĩ. Đến lúc ngẩng đầu lên, Tông không khỏi ngạc nhiên thấy một dám rước trọng thể do viên tri phủ sở tại dẫn đầu đi đón, Tông lại càng ngạc nhiên hơn nữa khi nghe vị quan đã thay mình ba năm trước đây phụng đọc chiếu vua bổ nhậm Tông cai trị vùng này.

Dân chúng hay tin vị Quốc Sư thân cận của hoàng đế đến hạt mình, già trẻ lớn bé rủ nhau đi xem đầy đường, tiếng chào mừng dậy đất khi thấy Tông ngồi trên mình ngựa hiện ra. Tiếng ồn ào bỗng im bặt khi người ta nhận rõ vị thượng quan nhất phẩm triều đình chính là viên phủ độc ác trước đây đã làm cho tất cả dân chúng trong vùng khiếp sợ. Tông mỉm cười nhảy xuống ngựa, cho gọi các bô lão đến mà nói rằng: "Xin các cụ yên tâm và bảo con em hãy yên lòng. Người trở về hôm nay không phải là người mà dân đã xua đuổi trước đây. Xin bà con biết cho rằng con trai của cụ phủ Lê ngày trước sẽ cố gắng được xứng đáng với danh tiếng của ông cha. Có một điều tôi muốn cho tất cả rõ: con chó ở bên cạnh tôi đây, là bạn trung thành của thày tôi trước kia, đã giúp cho tôi được như ngày nay, phải được mọi người trọng vọng cũng ngang bằng tôi. Tôi đã hối cải về những sự lầm lỗi ngày trước, bây giờ tôi còn sống là để mà làm việc giúp dân".

Tông giữ đúng lời hứa, dân chúng trong vùng lại được sống yên lành với một vị quan cai trị công bình, nhân đức. Con chó vẫn ở bên cạnh Tông, yên lặng không hề nói nữa. Một tối bất ngờ nó lại lên tiếng bảo Tông: "Anh đã nghĩ tới việc lấy vợ để sinh con nối dõi giòng họ chưa"? Tông mỉm cười đáp: "Đã, nhưng lần này tôi không nghe ai đâu, tôi tự ý quyết định lấy một mình thôi". Con chó không nói gì nữa, sằng sặc trong miệng như cười.

Ngày hôm sau, Tông sửa soạn ra đi, theo sau một đoàn người ngựa chuyên chở nhiều lễ vật. Mặc dù Tông không nói trước là đi đâu, song con chó đã đoán biết trước, chạy đi đầu dẫn đường. Băng rừng, lội suối, đến gần chiều tối đoàn người ngựa tới trước túp lều của người tiều phu mà Tông đã sống qua hai năm trời lao lực.

Cô gái sợ hãi thấy một toán quân đến trước nhà mình, chạy trốn vào trong. Cả nhà vừa sợ, vừa mừng khi thấy lại Tông áo mũ xênh xang ra mắt.

Lễ cưới của tri phủ Tông với con gái người tiều phu cử hành lớn lao. Tất cả dân nghèo trong vùng đều được mời đến ăn uống linh đình luôn ba hôm liền. Vua phái sứ mang tặng vật quý giá đến mừng. Sau đó, Tông mời cha mẹ vợ về dinh ở, song ông bà nhất quyết không bỏ chốn rừng núi đã quen thuộc.

Mấy tháng sau, Tông được tin mừng là vợ đã có thai, cùng với tin buồn là con chó già nằm ngủ luôn không dậy nữa. Đám táng con chó được cử hành rất trọng thể, vợ chồng Tông mặc tang phục đi sau linh cửa, cùng với đủ mặt dân chúng trong vùng theo đưa.

Mộ con vật có nghĩa được xây cất lớn lao, có bia ghi chép công trạng, còn lưu truyền đến ngày nay. Qua bao nhiêu đời, câu chuyên con chó thần vẫn còn nhắc nhở trên cửa miệng dân chúng miền thượng du.

 [/tintuc]

 [tintuc]

Anh em họ Điền

Anh em họ Điền truyện anh em họ điền doc truyen anh em họ điền truyen tranh anh em họ điền chuyện anh em họ điền có giòng họ điền anh em ho dien anh em họ yêu nhau khổ ghê anh em họ 3 đời


(Anh em họ ĐiềnNgày xưa, có giòng họ Điền, anh em ăn ở với nhau từ đời nọ sang đời kia rất là hòa thuận. Về sau, họ này chỉ còn lại có ba anh em. Ba người vẫn chung sống với nhau vui vẻ tử tế, cho đến khi người thứ hai lấy vợ. Người vợ tính tình ích kỷ, lại hay sinh sự, lắm lời, nên không khí trong gia đình không còn được như xưa. Rồi một hôm người vợ nhất quyết đòi chia gia tài của ba anh em và bắt ép chồng đi ở riêng. Người chồng ban đầu nghĩ tình anh em bấy lâu sum họp mà không nỡ chia lìa, song rồi vì người vợ ngày đêm cằn nhằn khó chịu, kiếm chuyện gây gỗ trong nhà, nên rồi cũng đành phải nghe theo vợ, nói với anh em đi ở riêng. Người anh cả khuyên can không được cũng đành phải chia của cải cha mẹ để lại ra làm ba phần đều nhau. Chỉ còn một cây cổ thụ trước nhà, cành lá sum sê xanh tốt, chưa biết làm cách nào để chia cho đều. Ba anh em cùng nghĩ ngợi, rồi sau cùng quyết định gọi thợ về hạ cây xuống, cưa xẻ thành ván để chia làm ba phần.


Đến hôm định hạ cây xuống, buổi sáng ba anh em ra vườn thì thấy cây cổ thụ đã khô héo tự bao giờ. Người anh cả bèn ôm lấy cây mà khóc nức nở. Hai người em thấy vậy mới bảo anh:

- Một thân cây khô héo, giá phỏng là bao mà anh phải thương tiếc như thế?
Anh em họ Điền

Người anh cả đáp lại rằng: 

- Có phải anh khóc vì tiếc cây đâu. Song nghĩ vì loài cây cỏ vô tri nghe thấy sắp phải chia lìa mà còn biết buồn phiền khô héo đi, huống gì chúng ta đây là người cùng ruột thịt. Anh thấy cây mà suy đến cảnh ba anh em chúng ta, anh mới phải khóc.

Nghe anh nói, hai người em hiểu ý, đưa mắt nhìn nhau rồi cùng òa khóc. Người vợ xúi chồng đi ở riêng nghe thấy vậy, cũng rơm rớm nước mắt, đâm ra hối hận, cúi đầu xin lỗi hai anh em và thề không bao giờ còn tính đến việc chia lìa nhau nữa.

Từ hôm đó, ba anh em ở lại với nhau êm ấm, vui vẻ như trước.

Cây cổ thụ nọ đã khô héo cũng trở lại xanh tươi như cũ.

 [/tintuc]

 [tintuc]

Trí khôn của ta đây!

(Hay là sự tích bộ lông vằn của hổ, hàm răng trên bị khuyết của trâu)


trí khôn của ta đây sư tử và chuột nhắt kể chuyện trí khôn của ta đây trí khôn của ta đây phiên bản mới truyen co tich tri khon cua ta day truyen tranh tri khon cua ta day câu chuyện trí khôn của ta đây phim hoạt hình trí khôn của ta đây


(Trí khôn của ta đây) Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên lắm. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần Trâu hỏi:

- Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy?

Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp:

- Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh ạ!

Cọp không hiểu, tò mò hỏi:

- Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào?

Trâu không biết giải thích ra sao, đành trả lời qua quýt:
Trí khôn của ta đây - câu chuyện trí khôn của ta

- Trí khôntrí khôn, chứ còn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì hỏi người ấy!

Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân và hỏi:

- Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không?

Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói:

- Trí khôn tôi để ở nhà. Ðể tôi về lấy cho anh xem. Anh có cần, tôi sẽ cho anh một ít.

Cọp nghe nói, mừng lắm.

Anh nông dân toan đi, lại làm như sực nhớ ra điều gì bèn nói:

- Nhưng mà tôi đi khỏi, lỡ anh ăn mất trâu của tôi thì sao?

Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp:

- Hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này cho tôi được yên tâm.

Cọp ưng thuận, anh nông dân bèn lấy dây thừng trói cọp thật chặt vào một gốc cây. Xong anh lấy rơm chất chung quanh Cọp, châm lửa đốt và quát:

- Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!

Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào.

Mãi sau dây thừng cháy đứt, Cọp mới vùng dậy ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào rừng không dám ngoái nhìn lại.

Từ đó, cọp sinh ra con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy, còn trâu thì chẳng con nào có răng ở hàm trên cả.

Truyên: Trí khôn của ta đây - câu chuyện trí khôn của ta

[/tintuc]

 [tintuc]

Chồng xấu, chồng đẹp
(Truyện cổ dân tộc Dao)

(Chồng xấu, chồng đẹpChuyện cổ của người Dao kể rằng, xưa kia có một ông vua sinh được ba người con gái xinh đẹp. Có nhiều quan võ đến xin làm rễ. Nhưng người nào cũng không được các cô ưng thuận. Một hôm vua gọi ba người con gái lại và phán rằng:


-Trong triều, quan tài tướng giỏi có nhiều nhưng ai hỏi các con cũng không chịu lấy. Từ nay cha để các con tùy ý kén chọn, thuận ai thì lấy người ấy làm chồng.

Ba cô vâng lời, mỗi người đóng một cái mảng, chở xuôi theo dòng sông, đi kén chồng.

Nàng Cả đi được một quãng thì gặp một chàng trai đứng ở bờ sông, vẫy tay gọi mình:

- Nàng chở máng kia ơi, ghé vào cho tôi sang nhờ với!

Thấy người ấy đen đủi, đen thui, xấu xí. nàng Cả bĩu môi:

- Ôi chao! Xấu xí thế, ai thèm chở.

Nói đoạn, đi thẳng.

Nàng Hai chở máng tới nơi, chàng trai lại gọi:

- Nàng chở máng kia ơi, ghé vào cho tôi sang nhờ với!

Nàng Hai nhăn mặt:

- Xấu xí thế, ai thèm chở.

Đến lượt nàng Ba. Mảng vừa trôi tới, chàng trai cũng cất tiếng xin chở giùm. Nàng Ba vui vẻ ghé mảng vào bờ, mời người đó lên. Chàng trai vừa bước lên mảng, bổng biến thành con cọp vằn ngồi chiễm chệ đằng trước. Nàng Ba vẫn vui vẻ. Nhưng nàng ra sức khỏa nước nhưng thuyền vẫn đứng yên, không nhúc nhích.

Nàng Cả và nàng Hai xuôi mảng, mỗi nàng tìm được một người chồng xinh đẹp, thích lắm, ngược sông trở về. Tới chổ cũ, hai nàng thấy em mình loay hoay giữa dòng, trên mảnh lại có con cọp ngồi chồm chổm, bèn chế nhạo:

- Chồng người không lấy, quanh quẩn ở đây lấy chồng cọp à?

Hai người chị vừa nói, vừa gắng hết sức chở chồng đẹp về nhà. Tiếng nói vừa dứt, thì mảng của nàng Ba tự nhiên rời bến, bơi vượt lên trên, lướt vun vút như có cánh bay.

Về đến nhà hai người chị vào cung tâu với vua cha:

- Hai chúng con xuôi mảng, kén được chồng đẹp, còn em Ba ngại đi xa, nên lấy ngay phải chồng cọp rồi!

Vua nói:
Chồng xấu, chồng đẹp

- Cha đã cho các con tự ý đi tìm chồng, ưng thuận ai thì lấy người ấy. Nay nàng Ba đã lấy phải cọp, thi cọp cũng là chồng.

Hai nàng cười lui ra. 

Một hôm, vua gọi ba rễ vào bảo:

- Trâu, ngựa, bò, lợn ta thả ở trong rừng. Rể nào lùa được chúng vào chuồng mình, rể đó là người làm ăn giỏi, ta sẽ thưởng cho số gia súc đó.

Hai chàng rể xinh đẹp sai gia nhân vào rừng làm mỗi người một cái chuồng thật đẹp rồi đi vào rừng. Hai chàng ngợp mắt trước đàn gia súc của nhà vua, nhưnh không biết cách nào lùa chúng vào về chuồng mình. Họ vác gậy hò hét, rượt đuổi. Nhưng hai chàng đuổi ở đầu núi này, thì đàn gia súc chạy sang núi nọ, toát mồ hôi mà vẫn không lùa chúng về được.

Trong khi đó rể Cọp, hì hục vác gỗ to cọc lớnm quây một vùng đất rộng làm chuồng. Hàng rào của chàng tuy xấu nhưng chắc chắnm bên trong lại rộng. Chiều tối, khi hai người anh đã mệt lữ, Cọp mới lững thững bước đi vào rừng. Lạ thay, vừa trông thấy cọp, tất cả trâu, bò, ngựa, lợn của nhà vua ngoan ngoãn theo chàng về nhà.

Thấy vậy, hai chàng rể chạy về tâu vua:

- Hai chúng con có chuồng đẹp, chẳng biết sao đàn gia súc không một con nào chạy vào đó cả. Trâu, bò, ngựa, lợn đi vào chuồng xấu xí trơ trọi của em rể Cọp hết rồi.

Nàng Cả, nàng Hai tức tối:

- Trâu, bò, ngựa, lợn không được thì thôi, chồng đẹp mới quý!

Vui nói:

- Rể Cọp làm ăn giỏi xứng đáng lấy được nàng Ba.

Từ đó, vua rất quý Cọp.

Đến ngày sinh của vua cha, rể cọp bảo vợ:

- Hôm nay là ngày sinh của vua cha, để tôi đi lấy ít cá về làm cơm cho cha ăn.

Hai chàng rể người thấy Cọp đi lấy cá cũng đi theo. Ra đến suối, cả ba chung nhau một cái chài. Hai người anh tranh lấy chài, đòi quăng chài trước. Nhưng họ sợ ướt quần áo đẹp, chỉ lội quanh quẩn ở chổ nước nông nên không được lấy một con cá nhỏ. Họ bèn đưa chài cho Cọp và bảo:

- Chú Cọp làm ăn giỏi, hãy quăng thừ xem có được nhiều cá không?

Cọp xách chài lội ra chỗ vực sâu, lấy cành cây vỗ vỗ vào mặt nước dồn cá vào một chỗ rồi quăng tỏa chài xuống đó. Một lát, Cọp kéo chài lên, bắt được vô khối cá. Cọp quăng liền mấy tay chài, được một mẻ cá đầym gánh về cho vợm dặn:

- Mình đem cá này làm cơm mời vua cha. Tôi có việc đi vài ba ngày. Khi nào thấy mưa to gió lớn là tôi về đấy.

Nói xong, rể Cọp chạy ra bờ sông, nhảy tùm xuống nước biến mất.

Hai chàng rể kia thấy vậym hớt hải chạy về báo với vua cha:

- Rể Cọp ngã xuống sông chết rồi.

Vua thương tiếc cọp lắm.

Còn rể Cọp, sau khi xuống nước , chàng trút lốt da trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, mặc quần áo đẹp, lên ngựa về nhà. 

Lúc ấy, trời mưa to gió lớn, sấm chơp đùng đùng. Mọi người thấy một chàng trai da trắng, cưỡi con ngựa từ xa đi lài. Biết là chồng mình, nàng Ba vui mừng chạy ra đón. Bấy giờ mọi người biết đó là Cọp, vô cùng kinh ngạc. Ai cũng trầm trồ ngắm nghía. Riêng hai người chị vừa tức vừa xấu hổ.

Chàng Cọp đón vợ về nhà. Khi hai vợ chồng vừa đến nơi, căn nhà bỗng biến thành một toà nhà nguy nga tráng lệ, xung quanh có vườn, có ao, co nương, co ruộng. Hai vợ chồng Cọp ở khi nhà ấy, ngày ngày cùng nhau làm rương phát rẫy, sống cuộc đời đầm ấm, hạnh phúc. Họ nuôi được nhiều trâu, bò, ngựa, lợn. Đến mùa thì thóc lúa đầy vựa, đầy bồ.

Còn hai cô chị, tuy lấy chồng đẹp nhưng lại là những anh chàng lười nhác, chẳng làm được tích sự gì.

Truyện;  Chồng xấu, chồng đẹp - Truyện cổ dân tộc Dao

[/tintuc]

 [tintuc]

Sự Tích Núi Ngũ Hành Truyện dân gian việt nam

Truyện dân gian

(Sự Tích Núi Ngũ Hành) Ngày xưa, có một ông cụ già sống một thân một mình trong một túp lều con trên bãi biển vắng. Những người dân gần đó không biết ông cụ đến đấy làm gì và đến từ lúc nào.

Một hôm, tự nhiên ngoài biển khơi có một vùng sóng gió nổi lên dữ dội làm bầu trời tối mịt. Hồi lâu có một con giao long rất lớn ngoi vào bờ, trườn lên đất liền. Giao long quằn quại trên bãi cát làm vẹt đất thành từng đường ngoằn ngoèo. Gió thổi ào ào, bụi cát mù mịt. Gian lều của ông già gần đó xem chừng muốn đổ. Cuối cùng một tiếng gào rống lên, rồi một cái trứng lớn trong bụng giao long xuất hiện bên cạnh nhà của ông già. Đẻ xong, giao long lại trườn xuống biển đi mất.
Sự Tích Núi Ngũ Hành Truyện dân gian việt nam
Một lát sau lại đến lượt một con rùa vàng to lớn cũng từ ngoài khơi tiến vào. Rùa vàng đào đất chôn trứng vào bãi cát. Đoạn, rùa bò đến trước mặt ông lão bảo rằng:

- Ta là thần Kim Quy. Ta muốn ngươi phải hết sức bảo hộ giọt máu này của Long Quân! Ông già trả lời:
- Sức cùng tài tận như tôi thì làm sao mà bảo hộ được. Rùa liền trao cho ông già một cái móng và nói: 
- Ngươi hãy cầm lấy cái này, bao giờ có việc gì khó khăn nguy cấp thì đặt nó vào tai, ta sẽ giúp ngay, không lo gì cả.

- Được, tôi sẽ xin hết sức.

Một hôm từ đằng xa tiến đến một chiếc xe trâu, trên có mấy tên lính hung dữ. Ông già hoảng hốt lo sợ vì chiếc xe cứ nhằm đúng hướng trứng mà lao tới. Ông đứng dậy khoát tay làm dấu cho xe chạy đi ngả khác mà không được. Ông vội đặt móng rùa vào tai. Tự nhiên có một tiếng nói nhỏ đủ lọt vào tai ông: "Nằm xuống! Nằm xuống!". Ông vừa phủ phục thì hóa ngay một con hổ lớn. Bọn lính trên xe hoảng hốt đánh xe quay trở lại.

Sau đó, ông cụ tháo gian nhà của mình đưa tới dựng lên che cho trứng thần. Nhưng ông không ngờ rằng trứng thần cứ mỗi ngày một lớn mãi. Thoạt tiên nó làm nổi cát lên. Rồi ngày một, ngày hai nó rẽ dần cát ra và nhô lên khỏi mặt đất. Mỗi lần như thế thì cụ già lại hì hục xúc cát lấp lại. Nhưng vô ích vì chỉ ngày mai ngày kia nó đã nhô cao hơn, đến nỗi đội cả gian nhà của ông cụ lên trời.

Trứng càng ngày càng lớn làm cho ông cụ thấy sức của mình bé lại. Tuy nhiên, ông vẫn hết lòng vì trứng thần. Ông đi chặt cây, chặt lá về che cho kín trứng.

Nhưng cây lá cũng không che nổi nữa vì trứng ngày một phình to ra. Không những nó nhô cao lên trời mà còn nở cả bề rộng. Mầu vỏ trứng xanh đỏ tím vàng lóng lánh như một hòn ngọc khổng lồ.

Một hôm, gian lều của ông cụ bị những tên vô lại đốt cháy. Ông cụ cầu cứu với móng rùa. Tự nhiên trong lòng trứng hiện ra một cái hang đá có đủ giường chiếu sẵn sàng. Ông già vừa đặt mình xuống là ngủ thiếp ngay.

Giữa lúc đó thì một cô gái bé từ trong lòng trứng ra đời bên cạnh giường của ông già. Sữa ở mạch đá trong hang chảy ra nuôi cô gái bé lớn lên như thổi. Nhưng tuy ông già ngủ mà cô gái cũng không cô quạnh. Hàng ngày có những con khỉ hái hoa quả đến cho cô ăn, có những con chim cu tha bông đến dệt cho cô mặc. Ông già ngủ một giấc tỉnh dậy lấy làm kinh ngạc khi thấy một thiếu nữ xinh đẹp ngồi bên cạnh mình. Cô gái reo lên:

- "Mười lăm năm nay con ngày ngày lắng nghe hơi thở đều đặn của cha. Nay cha đã dậy, con vui mừng biết mấy"

Ông già ngơ ngác nhìn trứng thần bấy giờ đã thành một hòn núi đá to lớn, cỏ cây đã rậm rạp, chim chóc thú vật đã đến sinh hoạt nhộn nhịp. Móng rùa vẫn còn ở đầu giường. Ông vội cầm lấy để vào tai. Móng rùa mách đường cho ông già và cô gái ra khỏi hang và cho biết phải làm những việc gì.

Từ đây ông già lại có thêm chức trách dạy dỗ săn sóc cô gái của Long Quân. Trong khi đó, chim chóc và thú rừng đến quấn quýt bên cạnh hai người. Bọn mục đồng cũng không quên lui tới làm quen với bọn họ.

Một hôm có một đội quân không hiểu từ đâu lại, mặt mũi hung ác, gươm tuốt sáng lòe, đến bổ vây chiếm lấy hòn núi mới. Bọn chúng xô tới định bắt cả trẻ lẫn già đi, nhưng móng rùa đã làm cho chúng chết không kịp ngáp. Cả một vòng lửa rất dày ùn ùn bốc lên vây lấy chúng và chẳng cho một tên nào chạy thoát.

Thấy núi và người bỗng dưng xuất hiện ở địa phương mình, nhân dân quanh vùng cho là một sự lạ chưa từng có. Tin là tiên xuống trần cứu dân, họ đến gặp cô gái và ông già để xin thuốc và cầu khẩn mọi việc. Thấy họ cần dùng thuốc, cô gái lấy những mảnh đá có mầu xanh, đỏ sáng, buộc lại với nhau rồi ném ra chung quanh chỗ ngồi. Trên mặt đất bỗng mọc lên một loài cây có hoa năm cánh dùng để chữa bệnh sốt rét rất hiệu nghiệm. Người ta đua nhau đi hái hoa đó về chữa bệnh. Họ gọi là hoa Tứ quý. Tiếng đồn thổi mỗi ngày một rộng. Ai ai cũng nhắc đến nàng tiên bé nhỏ với một tấm lòng trìu mến.

Sau đó chẳng bao lâu, nhà vua nghe tin có nàng tiên xinh đẹp, bèn sai quan quân mang lễ vật đến cầu hôn cho hoàng tử. Khi sứ giả đến thì trông thấy một già một trẻ đang đánh cờ "gánh" trên tảng đá lớn. Sứ giả bước vào đệ trình lễ vật và quốc thư. Giữa khi ông cụ già lúng túng chưa biết nên xử trí thế nào thì rùa vàng đã từ dưới biển hiện lên báo tin cho ông biết là Long Quân đã bằng lòng gả. Từ đây núi vắng người tiên. Cô gái từ biệt cha nuôi lên kiệu đi theo sứ giả, có mấy trăm quân sĩ theo hầu. Còn ông già trả móng lại cho rùa thần rồi cưỡi lên lưng rùa đi biệt.

Ngày nay hòn núi đá ấy vẫn hãy còn. Nó là hòn núi đẹp nhất nổi lên ở bờ biển Quảng Nam. Người ta gọi nó là núi Ngũ Hành. ở phía tây núi có sông Vĩnh Điện chảy ra cửa Hàn. Người ta bảo sông đó cũng như sông Cẩm Lệ, sông Hàn đều do bà vợ Long Quân vô tình làm ra trong khi quằn quại ở cữ.
 [/tintuc]

 [tintuc]

Sự tích trầu, cau và vôi

sự tích trầu cau và vôi sự tích trầu cau xảy ra vào thời vua hùng thứ mấy phim sự tích trầu cau sự tích trầu cau - cổ tích việt nam bài hát sự tích trầu cau phân tích truyện sự tích trầu cau ý nghĩa sự tích trầu cau sự tích trầu cau xảy ra vào đời vua hùng thứ mấy sự tích trầu cau bằng tiếng anh
(Sự tích trầu, cau và vôi) Ngày xưa, một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về Phong-châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó gia đình lấy tiếng "Cao" làm tên họ. Hai anh em lớn lên thì cha mẹ nối nhau qua đời. Cả anh lẫn em quyến luyến nhau không chịu rời nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu. Nhưng khi Tân đến theo học thì Lang không chịu ở nhà một mình, chàng cũng cố xin cùng được học với anh một thể. Nhà họ Lưu có một cô con gái cũng cùng lứa tuổi với họ. Để tìm hiểu người nào là anh người nào là em, một hôm cô gái họ Lưu bày ra một mẹo nhỏ. Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách, nàng thấy người này nhường cháo cho người kia ăn. Nàng lẩm bẩm: "à ra anh chàng vui tính kia là anh!". Từ đó giữa Tân và cô gái có nhiều cuộc gặp gỡ. Tình yêu giữa hai người mỗi ngày một khăng khít.

Sự tích trầu, cau và vôi
Thấy thế, đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con cho Tân. Sau khi cưới, hai vợ chồng đến ở một ngôi nhà mới, có Lang ở chung. Từ ngày lấy vợ, Tân tuy vẫn chiều chuộng em nhưng không âu yếm em như trước nữa. Trước kia Lang thường được anh chăm sóc nhưng bây giờ thì chàng có nhiều ngày cô đơn. Lang nhận thấy nhiều khi Tân muốn lánh mình. "Phải rồi, anh ấy mê vợ quên ta". Trong lòng Lang đầy chán nản buồn bực. Một hôm Lang và Tân cùng lên nương đến tối mịt mới về. Lang về trước. Chàng vừa bỏ chân lên ngưỡng cửa thì vợ Tân từ trong buồng chạy ra ôm chầm lấy mình. Lang kêu lên. Cái nhầm của chị dâu làm cho cả hai người cùng ngượng nghịu xấu hổ. Giữa lúc đó thì Tân bước vào nhà. Từ đây Lang lại biết thêm một tính tình mới của anh. Tân ghen em. Cái ghen càng tăng thêm sự hững hờ của Tân đối với chàng. Lang vừa giận vừa thẹn. Chàng muốn bỏ nhà ra đi cho bõ ghét. Một hôm trời mới mờ sáng, Lang quyết định khởi hành. Chàng cứ theo con đường mòn đi mãi, trong lòng đầy bực bội oán trách. Đi luôn mấy ngày đường, Lang tới bờ một con sông lớn. Thấy nước chảy xiết, chàng lấy làm ngại ngùng. Xung quanh không nghe qua một tiếng gà gáy chó sủa. Nhưng Lang quyết không chịu trở lại. Lang ngồi cúi gục trên bờ, ôm mặt khóc. Chàng khóc mãi, khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn còn nghe tiếng nức nở. Sáng hôm sau, Lang chỉ còn là một cái xác không hồn. Chàng đã hóa đá.

Tân thấy mất hút em thoạt đầu không để ý. Mãi sau vẫn không thấy em về, Tân bổ đi tìm các nhà quen nhưng cũng không thấy tăm dạng. Biết là em bỏ đi vì giận mình, chàng lấy làm hối hận. Hôm sau nữa, cũng không thấy về, Tân hoảng hốt để vợ lại nhà, cất bước đi tìm. Sau mấy ngày, chàng đã đến bờ một con sông rộng. Không có cách gì qua được, Tân đi men dọc sông, cuối cùng thấy em đã hóa thành đá. Tân đứng bên cạnh hòn đá khóc mãi cho đến lúc chỉ còn có tiếng nước cuồn cuộn chảy dưới bờ mà thôi. Tân chết và hóa thành một cây thân mọc thẳng lên trời, bên cạnh hòn đá. Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm.
 Nhưng cuối cùng con sông nọ cũng ngăn cản bước chân của nàng. Người đàn bà ấy ngồi lại bên cạnh cây, khóc cạn cả nước mắt. Và sau đó nàng chết hóa thành một cây dây quấn quanh lấy cây kia. Đợi mãi không thấy ba người về, vợ chồng đạo sĩ nhờ mọi người chia nhau tìm kiếm. Trước hòn đá và hai cây lạ, họ chỉ còn biết dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông. Nhân dân quanh vùng gọi là miếu "anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa".

Về sau, một năm nọ trời làm hạn hán rất dữ. Mọi cây cỏ đều khô héo cả. Duy hai cây mọc bên cạnh hòn đá trước miếu là vẫn xanh mượt. Mọi người cho là linh dị. Vua Hùng một hôm ngự giá qua xứ đó. Khi đi qua trước miếu, vua hơi ngạc nhiên vì cảnh lạ cây lạ:

 "Miếu này thờ vị thần nào? Mấy loại cây này ta chưa từng thấy bao giờ? "

Để trả lời câu hỏi của vua, Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi. Hùng Vương càng nghe, không ngăn được sự cảm động. Vua vạch lá trèo lên nhìn khắp mọi chỗ. Đoạn, vua sai một người trèo cây hái quả xuống nếm thử. Vị chát không có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị là lạ đến ở đầu lưỡi: nó vừa ngon ngọt, vừa thơm cay. Tự nhiên có một viên quan hầu kêu lên:

"Trời ơi! Máu!"

 Mọi người giãn ra kinh ngạc. Thì ra những bãi nhai quả và lá của hai thứ cây đó một khi nhổ xuống đá bỗng đỏ ối ra như máu. Vua sai lấy cả ba thứ nhai lẫn với nhau thì bỗng thấy người nóng bừng như có hơi men, môi đỏ tươi, sắc mặt hồng hào tươi đẹp. Vua bảo:

- Thật là linh dị! Đúng là họ rồi! Tình yêu thương của họ thật là nồng nàn thắm đỏ. Từ đó vua Hùng ra lệnh cho mọi nơi phải gây giống cho nhiều hai loại cây ấy. Điều đáng chú ý là luật của nhà vua bắt buộc trai gái khi kết hôn thế nào cũng phải tìm cho được ba món: trầu, cau và vôi cho mọi người nhai nhai nhổ nhổ một tí để ghi nhớ tình yêu không bao giờ phai lạt. Vì thế từ đó dân Việt mới có tục ăn trầu.

 [/tintuc]

 [tintuc]

Sự tích con sam - kho truyên cổ tích việt nam hay nhất

truyện sự tích con sam con sam biển su tich con sam con sam wiki con sam và con so con sam nuong con sam nuoc con sam cam con sam quy


(Sự tích con samNgày xưa có hai vợ chồng một người đánh cá nghèo. Một hôm người chồng ra khơi với bạn nghề. Không may có một trận bão rất lớn nổi lên giữa lúc họ đang thả lưới. Không một người nào thoát khỏi tai nạn. Tin dữ về đến làng, tất cả mọi gia đình đánh cá đều đau khổ. Tiếng khóc lan đi các nhà. Riêng người đàn bà lòng đau như cắt. Như điên như cuồng, bà bỏ nhà ra đi, hy vọng tìm thấy chồng. Bà cứ theo bờ biển đi, đi mãi. Trải qua hai ngày đến một hòn núi lớn. Bà trèo lên rồi vì mệt quá ngủ thiếp dưới một gốc cây. Đang ngủ bỗng có một tiếng nổ dữ dội. Bà choàng dậy thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ đứng trước mặt mình, hỏi:

- Người là ai mà dám đến nằm trước nhà ta?
Sự tích con sam

Người đàn bà mếu máo đáp:

-Tôi đi tìm chồng. Cụ làm ơn chỉ giúp kẻo tôi nóng lòng nóng ruột quá!

Cụ già nói:

- Ta là thần Cây. Thấy nhà ngươi chung tình ta rất thương. Vậy ta báo cho biết là chồng ngươi còn sống, hiện ở ngoài hải đảo.

Nói rồi, ông cụ trao cho người đàn bà một viên ngọc và bảo:

- Ngươi hãy ngậm viên ngọc này vào miệng thì sẽ bay qua được biển để gặp chồng. Nhưng phải nhớ là nhắm mắt ngậm miệng kẻo rơi ngọc mà nguy đó.

Ông cụ nói xong biến mất. Bà ta lấy ngọc ngậm vào miệng và nhắm mắt lại. Thốt nhiên trời bỗng nổi gió ù ù. Bà thấy người như nhẹ bỗng, hai bên tai nghe tiếng vo vo. Được một lúc sau thấy chân chấm đất, bà mở mắt ra thì thấy mình đang đứng trên một bãi cát lạ mà gió bấy giờ đã lặng. Trông thấy chồng ngồi co ro trên bãi, bà mừng quá. Hai vợ chồng hàn huyên một hồi lâu rồi mới tính chuyện trở về làng cũ. 

Người chồng ôm ngang lưng vợ để vợ đưa qua biển cả. Lòng người vợ sung sướng không thể nói hết. Vì thế, bà ta đã quên mất lời của thần Cây dặn. Miệng mắc ngậm ngọc nhưng bà vẫn cố hỏi chuyện chồng. Đột nhiên viên ngọc văng ra giữa không trung. Bà chỉ kịp kêu lên một tiếng rồi cả hai vợ chồng đều sa xuống biển. Rồi đó họ hóa thành những con sam. Ngày nay, những con sam thường đi cặp đôi ở dưới nước, lúc nào con sam đực cũng ôm lấy con sam cái như khi chồng ôm vợ để bay qua biển. Có câu tục ngữ "Thương như sam", là do truyện này mà ra. 

Truyện: Sự tích con sam - kho truyên cổ tích việt nam hay nhất


 [/tintuc]

 [tintuc]

Sự tích cái chổi

sự tích cái chổi kho tàng truyện cổ tích việt nam truyện sự tích cái chổi truyen tranh sự tích cái chổi sự tích cái chổi hay sự tích cái chổi ipad app sự tích cây chổi đọc truyện sự tích cái chổi

>>>  shop đồ chơi trẻ em tphcm
>>>  Đồ chơi ngoài trơi mầm non cầu trượt

(Sự tích cái chổi)Ngày xưa ở trên cung điện nhà trời có một người đàn bà nấu ăn rất khéo tay. Bà chế những món bánh trái tuyệt phẩm, làm những thức ăn ngon đến nỗi chỉ nếm qua một miếng là không thể nào quên được. Cho nên Ngọc Hoàng thượng đế cho bà chuyên trông nom công việc nấu ăn cho mình ở thiên trù. Nhưng bà lại hay ăn vụng và tham lam.
su-tich-cai-choi

Lệ nhà trời những người hầu hạ đều có thức ăn riêng, nhất thiết không được đụng chạm đến ngự thiện, dù là Ngọc Hoàng ăn thừa cũng vậy. Nhưng luật lệ đó không ngăn được những người đang sẵn thèm khát. Người đàn bà vẫn tìm đủ mọi cách để làm cho kho thức ăn của nhà Trời hao hụt.

Tuy đã quá tuổi xuân, bà ta lại yêu một lão vốn chăn ngựa cho thiên đình. Đời sống của những người chăn ngựa thì ở cõi trời cũng như cõi đất đều cực khổ không kém gì nhau. Ông ta thích rượu và từ khi gặp người đàn bà này lại thèm ăn ngon. Bà ta say mê ông tưởng trên đời không còn có gì hơn được. Mỗi lúc thấy người đàn ông đó thèm thức ăn, đồ uống của nhà Trời, bà ta không ngần ngại gì cả. Đã nhiều phen bà lấy cắp rượu thịt trong thiên trù giấu đưa ra cho ông. Và cũng nhiều phen bà dắt ông lẻn vào kho rượu, mặc sức cho ông bí tỉ.

Một hôm, Ngọc Hoàng thượng đế mở tiệc đãi quần thần. Bà và các bạn nấu bếp khác làm việc tíu tít. Chỉ vào chập tối, các món ăn đã phải làm đầy đủ. Rồi khi ánh nguyệt của đêm rằm sáng lòa là mọi người bắt đầu vào tiệc. Nhưng giữa lúc cỗ đang bày lên mâm thì từ đàng xa, bà đã nghe tiếng lão chăn ngựa hát. Bà biết ông tìm mình. Bà lật đật ra đón và đưa giấu ông ta vào phía góc chạn. Bà đưa cho ông mấy chén rượu, thứ rượu ngon nhất của thiên tào rồi trở ra làm nốt mẻ bánh hạnh nhân.

Người đàn ông đó mới đi tắm ngựa ở bến sông về. Bưng lấy bát cơm hẩm, ông sực nhớ đến rượu thịt bây giờ chắc đang ê hề ở thiên trù, nên vội lẻn đến đây. Trong bóng tối, ông nuốt ực mấy chén rượu lấy làm khoái. Chén rượu quả ngon tuyệt, hơi men bốc lên làm ông choáng váng. Ông bỗng thèm một thức gì để đưa cay. Trong bóng tối, trên giá mâm đặt ở gần đó có biết bao là mỹ vị mùi thơm phưng phức. Đang đói sẵn, ông giở lồng bàn sờ soạng bốc lấy bốc để...

Khi những người lính hầu vô tình bưng mâm ngự thiện ra thì bát nào bát ấy đều như đã có người nào nếm trước. Ngọc Hoàng thượng đế vừa trông thấy không ngăn được cơn thịnh nộ. Tiếng quát tháo của Ngọc Hoàng dữ dội làm cho mọi người sợ hãi. Bữa tiệc vì thế mất vui.

Người đàn bà nấu bếp cúi đầu nhận tội. Và sau đó thì cả hai người cùng bị đày xuống trần, làm chổi để phải làm việc luôn tay không nghỉ và tìm thức ăn trong những rác rưởi dơ bẩn của trần gian. Đó là tội nặng nhất ở thiên đình.

Lâu về sau, thấy phạm nhân bày tỏ nông nỗi là phải làm khổ sai ngày này qua tháng khác không lúc nào ngơi tay, Ngọc Hoàng thương tình ra lệnh cho họ được nghỉ ba ngày trong một năm. Ba ngày đó là ba ngày Tết nguyên đán.

Bởi vậy đời sau trong dịp Tết nguyên đán, người ta có tục lệ kiêng không quét nhà. Người Việt Nam chúng ta có câu đố về cái chổi "Trong nhà có một bà hay la liếm" mô tả thần tình động tác quét nhà nhưng trong đó chắc còn có ngụ ý nhắc lại sự tích của cái chổi


Truyện: Sự tích cái chổi - kho tàng truyện cổ tích việt nam


[/tintuc]

 [tintuc]

Sự tích con khỉ

Sự tích con khỉ sự tích con muỗi truyện sự tích con khỉ sự tích con khỉ - cổ tích việt nam sự tích con khỉ app sự tích con chó sự tích con rắn sự tích cây quất sự tích hồ gươm


(Sự tích con khỉ)Ngày xưa có một người con gái đi ở với một nhà trưởng giả. Nàng phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tệ. Cái ăn cái mặc đã chả có gì mà thỉnh thoảng còn bị đánh đập chửi mắng. Vì thế, cô gái tuổi mới đôi mươi mà người cứ quắt lại, trông xấu xí bệ rạc hết chỗ nói. Một hôm nhà trưởng giả có giỗ, cỗ bàn bày linh đình, họ hàng đến ăn uống đông đúc. Trong khi đó thì cô gái phải đi gánh nước luôn vai không nghỉ. Lần gánh nước thứ mười, cô gái mỏi mệt quá ngồi lại ở bờ giếng. Tự nhiên cô thấy tủi thân, ôm mặt khóc. Lúc đó đức Phật bỗng hiện ra với trạng mạo một ông cụ già. ạng cụ có vẻ đâu từ xa lại, dáng điệu mệt nhọc đến xin nước uống. Nàng vội quảy gánh xuống giếng vực nước lên cho ông già giải khát. Ông cụ uống xong lại đòi ăn. Cô gái nhớ tới phần cơm của mình chưa ăn, bèn bảo ông cụ ngồi chờ rồi quảy gánh nước về. Lần sau ra giếng, cô lấy cơm trong thùng đưa cho ông già và nói:


- Họ dành phần cho con toàn cơm cháy cả, cụ ăn một bát này cho đỡ đói.

Ăn xong, ông cụ bảo nàng:
Sự tích con khỉ
- Hồi nãy làm sao con khóc?

Cô gái ngập ngừng, cúi mặt xuống không trả lời. 

- Ta là đức Phật, - ông cụ nói tiếp, - ta thấy con có lòng tốt. Nếu con muốn gì, ta sẽ làm cho con vui lòng.

Cô gái ngạc nhiên mừng rỡ, kể nỗi lòng với đức Phật. Thấy điều ước muốn của người con gái chỉ là làm sao cho bớt xấu xí, ông cụ bảo nàng lội xuống giếng, hễ thấy bông hoa nào đẹp mút lấy thì sẽ được như nguyện. Khi xuống nước, cô gái chỉ mút mấy bông hoa trắng. Tự nhiên lúc lên bờ, nàng trở nên trắng trẻo xinh xắn, đồng thời quần áo cũng biến thành những thứ tốt đẹp.

Khi cô gái quảy gánh nước trở về, cả họ nhà trưởng giả vô cùng kinh ngạc. Nàng xinh đẹp đến nỗi họ không thể nào nhận ra. Nghe cô gái kể chuyện, ai nấy cũng muốn cầu may một tí. Họ lập tức đổ xô cả ra bờ giếng mong gặp lại đức Phật để được trẻ lại và đẹp ra. Thấy ông cụ già vẫn còn ngồi ở chỗ cũ, họ sung sướng như người được của. Họ đưa xôi thịt ra mời tới tấp:

- Này cụ xơi đi! Cụ xơi đi. Rồi cụ làm phúc giúp cho chúng tôi với!

Đức Phật cũng bảo họ lội xuống giếng và dặn họ y như dặn cô gái lần trước. Dưới giếng lúc đó đầy hoa đỏ và hoa trắng. Ai nấy đều cho màu đỏ là đẹp nên khi lội xuống giếng đều tìm hoa đỏ mút lấy mút để. Nhưng không ngờ lúc lên bờ, họ không phải trẻ lại mà già thêm ra: mặt mũi nhăn nheo, người trông quắt lại, lông lá mọc đầy người, đằng sau lưng là cả một cái đuôi.

Những người đi gánh nước thấy vậy hoảng hồn: "Kìa trông con quỷ, nó cắn bà con ôi!". Nhưng lại có những tiếng khác: "Đánh cho chết chúng nó đi! Sợ gì". Lập tức mọi người cầm đòn gánh xông lại. Cả họ nhà trưởng giả kinh hoàng bỏ chạy một mạch lên rừng.

Từ đó, cô gái cùng với số người nghèo hầu hạ trưởng giả được hưởng những của cải do chúng để lại. Lại nói chuyện trưởng giả và họ hàng đành phải nấp náu trong rừng sâu, ngày ngày kiếm quả cây nuôi thân. Chúng đi lom khom, áo quần rách nát trông rất thiểu não. Nhưng chúng vẫn tiếc của. Cho nên thỉnh thoảng ban đêm chúng lại mò về, hoặc gõ cửa, hoặc ngồi trước nhà kêu léo nhéo suốt đêm, gần sáng mới trở về rừng.

Thấy vậy cô gái và mọi người sợ quá, đêm đêm đóng cửa rất chặt. Họ bàn nhau tìm cách đuổi chúng. Họ bôi mắm tôm vào các cánh cửa, lại nung nóng rất nhiều lưỡi cày đặt rải rác ở cổng các nhà. Quả nhiên, một đêm nọ chúng lại mò về. Theo lệ thường, chúng đánh đu vào song cửa kêu rít lên. Nhưng lần này chúng vừa mó đến đã bị mắm tôm vấy đầy tay, rồi từ tay vấy khắp cả người, hôi hám không thể nói hết. Chúng kinh sợ dắt nhau ra ngồi trước cổng quen như thói cũ. Nhưng vừa đặt đít ngồi xuống các lưỡi cày thì chúng đã kêu oai oái, rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy lên rừng. Từ đó chúng kệch không dám về nữa.

Trong những khi lên rừng hái củi, người ta thỉnh thoảng vẫn gặp chúng. Thấy bóng người từ đàng xa, chúng liền chuyền theo nhánh cây, lủi nhanh thoăn thoắt. Người ta gọi chúng là những con khỉ. Ngày nay vẫn có nhiều người cho khỉ là thuộc nòi trưởng giả. Còn những con khỉ sở dĩ đỏ đít là vì chúng chịu di truyền dấu vết bỏng đít của tổ tiên.


 [/tintuc]

truyen-co-tich-viet-nam Chuyên sản xuất trang thiết bị mầm non mẫu giáotruyen-co-tich-viet-nam đồ chơi mầm non bàn ghế mầm non
Mua sắm mọi lúc mọi nơi
thietbimamnonhavu.com - Mua sắm mọi lúc mọi nơi
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thiết bị giáo dục mầm non HÀ VŨ là đơn vị chuyên sản xuất và trực tiếp các thiết bị mầm non và đồ chơi mầm non "thiet bi mam non""do choi mam non" thiết bị giáo dục mầm non tại tphcm, đồ chơi ngoài trời cho trường mầm non, giường ngủ mầm non mẫu giáo, bàn ghế mầm non mẫu giáo, trang thiết bị cho trường mầm non, Sản phẩm đồ dùng, đồ chơi trẻ em của Công ty đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non theo Thông tư số 32/2012/TT.BGDĐT của Bộ Giáo dục - Đào tạo